Video of Day

Trẻ Con Ngủ Thời Gian Bao Lâu Thì Đủ

[Tin tức trong ngoài nước] Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ nhỏ. Vậy trong một ngày, trẻ cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Dấu hiệu trẻ bị thiếu ngủ
Hầu hết mọi trẻ nhỏ cần ngủ nhiều. Nếu trẻ không có thói quen ngủ trước 11 giờ đêm, điều đó không có nghĩa là trẻ không cần ngủ nhiều. Dù không buồn ngủ nhưng trẻ vẫn bị thiếu ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Hãy chú ý đến khuôn mặt, tâm trạng của trẻ và đừng quên đặt các câu sau để biết trẻ có thiếu ngủ hay không.

Trẻ Con Ngủ Thời Gian Bao Lâu Thì Đủ

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ đủ giấc?
Cách tốt nhất để giúp trẻ ngủ đủ giấc là hướng dẫn trẻ hình thành thói quen ngủ nghỉ khoa học. Trẻ cần có một thời gian biểu cho việc chơi, học và ngủ nghỉ rõ ràng, kể cả các em bé từ lúc mới sinh cho đến các năm tiếp theo. Trẻ em trước tuổi đến trường và trẻ tiểu học vẫn cần ngủ từ 10 – 11 giờ mỗi đêm và số giờ này sẽ giảm dần. Khi trẻ ở độ tuổi thiếu niên, chúng chỉ cần ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm.

Trẻ Con Ngủ Thời Gian Bao Lâu Thì Đủ
Làm thế nào để giúp trẻ ngủ đủ giấc? (ảnh: internet)

Mẹo hay giúp bé ngủ ngon giấc

- Cho bé ngủ đủ vào ban ngày: Nhiều người tin rằng những trẻ càng ít ngủ ban ngày sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Thực ra, bạn cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn) để khoẻ khoắn chơi đùa, sau đó sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống. Trẻ ít nghỉ ngơi vào ban ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm.

- Điều chỉnh cữ cho bú: Hầu hết trẻ trên 6 tháng tuổi khoẻ mạnh không cần bú đêm. Trừ một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc, bạn không cần đánh thức trẻ dậy để cho bú cữ đêm vì điều này làm gián đoạn giấc ngủ và tạo thói quen thức giấc giữa đêm.

- Không khí trong lành: Bạn cũng cố gắng cho bé hít thở không khí trong lành, chơi đùa ngoài trời thoáng mát. Cũng giống như chính bạn sau một đường chạy dài, khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp và vỗ về.

- Cho bé nằm nôi: Một điều ít ai nghĩ tới, đó là cần cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi, chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay mẹ. Lý do để bạn lưu ý điều này là: Đôi khi trẻ sẽ thức giấc trong đêm, và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể là một báo động đối với trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn đặt trẻ vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang, mẹ nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú bạn mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ.

- Giờ đi ngủ là khoảng thời gian dễ chịu: Mặc dù bạn đã mệt mỏi nhưng hãy kiên nhẫn với con của mình. Nên tắt ngay TV và ôm hôn con nhiều hơn giúp trẻ cảm nhận tình yêu thương trọn vẹn của cha mẹ. Các thiên thần nhỏ hạnh phúc sẽ đi vào giấc ngủ say nồng thật nhanh đấy.

- Không để bé khóc một mình: Bạn có thể không cần bận tâm khi trẻ thức giấc và lằn nhằn đôi chút, điều này giúp trẻ học cách tự trấn an mình. Nhưng hoàn toàn không nên bỏ trẻ gào thét lâu vì khi đó trẻ cần bạn ngồi bên và ân cần dỗ dành. Tất nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đến các chuyên gia để kiểm tra.

- Cho bé ngủ chung giường với ba mẹ: Đây là một lựa chọn cá nhân. Bạn có thể cho bé ngủ chung giường nếu bảo đảm sự an toàn và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Một khi đã chọn dỗ bé ngủ cùng giường thì bạn phải để bé ngủ ở đó luôn. Nếu muốn bé ngủ nôi, bạn phải dỗ ngủ trong nôi ngay từ đầu. Nếu không, khi thức giấc bé sẽ khóc đòi trở lại nằm chỗ cũ khiến cha mẹ gặp không ít rắc rối đấy.
Theo: Tin tức trong ngoài nước
Nguồn: suckhoe.com.vn
Share on Google Plus

Viết bởi Đoàn Gấm

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét