Quý I/2016, trong số hơn 1,07 triệu người trong độ tuổi lao động còn thất nghiệp có đến 41,1% người có chuyên môn kỹ thuật cao.
Chiều ngày 26/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục thống kê tổ chức hội thảo công bố "Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 9, quý I/2016".
Theo bản tin, số người thất nghiệp trong quý I/2016 là 1,0723 nghìn người, tăng thêm 20,7 nghìn người so với quý IV năm 2015. Trong đó, nhóm thanh niên (15 – 24 tuổi) chiếm 50,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị, thanh niên có trình độ ĐH là 10,2% và 19,6%. Tỷ lệ thất nghiệp của nam giới và khu vực nông thôn lại vẫn ở mức cao là là 2,50% và 1,3%.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chỉ ra, trong tổng số hơn 1,07 triệu lao động thất nghiệp, có đến 441,1 nghìn người có chuyên môn kĩ thuật chiếm 41,1%. Trong đó, có 190,9 nghìn người có trình độ đại học trở lên, 118,9 nghìn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, 10 nghìn người có trình độ cao đẳng nghề, 60,2 nghìn người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 17,5 nghìn người có trình độ trung cấp nghề...
Theo ý kiến của Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Đào Quang Vinh, lý do số lượng lao động thất nghiệp vẫn cao do nền kinh tế nước ta quý I tăng trưởng chậm, nhiều lĩnh vực kinh tế giảm nhu cầu lao động. Đồng thời, tình trạng nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật vẫn thất nghiệp do nhu cầu tuyển dụng tại thời điểm này khá đặc biệt, các doanh nghiệp tăng như cầu với lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp nhưng lại giảm lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Cơ cấu lao động Việt Nam lại đang lâm vào tình trạng bất cập "thừa thầy thiếu thợ".
Lý giải tình trạng lao động thất nghiệp vẫn ở mức cao, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, hơn 1 triệu lao động bị thất nghiệp là do nền kinh tế nước ta trong quý I tăng trưởng chậm, nhiều lĩnh vực kinh tế giảm nhu cầu lao động nên số lượng tạo việc làm giảm theo. Đồng thời, tình trạng nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật thất nghiệp trong quý I là do nhu cầu tuyển dụng tại thời điểm này khá đặc biệt. Các doanh nghiệp tăng nhu cầu với lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp nhưng lại giảm lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Số công nhân lành nghề đang chiếm tỷ lệ quá thấp, trong khi số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lại quá nhiều. Đúng ra, thì tỷ lệ này phải là ngược, trình độ đại học phải tăng trưởng theo hình chóp, trình độ càng cao thì phải chiếm giữ số lượng ít.
Theo ông Vinh, để giải quyết tình trạng lao động có trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp ngày càng nhiều, ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam cần bám sát nhu cầu của thị trường. Xây dựng các chương trình đào tạo không chỉ xuất phát từ phía nhu cầu đi học và nhu cầu đào tạo của các trường mà còn phải kết nối và bám sát với nhu cầu lao động của thị trường và doanh nghiệp.
Trong quý I năm nay, số người tham gia BHXH là 12.287,5 nghìn người. Tuy nhiên, tổng nợ BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp tính đến ngày 31/3/2016 đã lên đến con số 9.537,1 tỷ đồng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có ý kiến cho rằng thời điểm đầu năm, các doanh nghiệp tập trung các nguồn lực để thanh toán tiền lương, tiền thưởng Tết cho công nhân, tăng lương đầu năm theo chương trình của Chính phủ. Đồng thời, một lý do khác là các doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng đóng tiền bảo hiểm vào dịp đầu năm mà thường là đóng vào các quý sau đó. Để giải quyết tình trạng nợ tiền BHXH, nhà nước đã có các quy định và chế tài xử phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp vi phạm tiền bảo hiểm xã hội.
Theo: Tin tức trong nước
Nguồn: hoanhap.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét