Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước sản xuất ra không thu tiền báo trên đồng hồ nước được lên đến 177 triệu m3/năm (được hiểu là nước thất thoát – PV). Nếu nhân với giá nước thấp nhất là 5.300 đồng/m3 thì số tiền thất thoát năm 2016 lên đến gần 940 tỉ đồng.
Trong một báo cáo với lãnh đạo Thành ủy TPHCM sáng nay (11-2), Sawaco cho biết sẽ phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch từ mức 28,31% hiện nay xuống còn dưới 26% vào cuối năm 2017.
TP. HCM Để Thất Thoát 940 Tỷ Đồng Tiền Nước Sạch |
Ngay trong năm 2017, Sawaco cho biết sẽ ứng dụng công nghệ thông tin qua các dự án đầu tư xây dựng hệ thống vận hành tổng thể mạng lưới cấp nước kết hợp GIS và SCADA, ứng dụng công nghệ, nguyên vật liệu mới để cải tiến quy trình sản xuất nước nhằm nâng cao chất lượng nước, thực hiện thí điểm lắp đặt hộp đồng hồ nước nhằm khắc phục tình trạng gian lận nước.
Cũng theo báo cáo của Sawaco, trong năm 2017 Sawaco sẽ tiếp nhận thêm các nguồn nước sạch mới từ các nhà máy Thủ Đức 3 (công suất 300.000 m3/ngày), Tân Hiệp 2 (công suất 150.000 m3/ngày) để nâng tổng công suất cấp nước sạch cho thành phố lên 2,18 triệu m3/ngày (hiện nay công suất phát 1,7 triệu m3/ngày).
Các nhà máy nước cung cấp cho thành phố hiện nay gồm các nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, Bình An, BOO Thủ Đức, Kênh Đông 1, Thủ Đức 3, Tân Hiệp 2 …
Theo Sawaco, áp lực về nguồn vốn đầu tư phát triển mạng cấp nước cấp 1, 2, 3 vẫn đang rất lớn đối đối với Sawaco trong điều kiện giá nước lộ trình 2016-2020 vẫn chưa được duyệt. Bên cạnh đó, Sawaco cho biết gặp nhiều khó khăn trong cân đối nguồn vốn đầu tư khi phải triển khai nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, với việc triển khai chậm các dự án phát triển mạng ống cấp 1, cấp 2 nên các nhà máy nước vẫn chưa thể hoạt động hết công suất, còn hơn 300.000 m3/ngày công suất nước tại các nhà máy đã hoàn thành chưa thể phát được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét